Mình là người thích phong cách tối giản, từ thời đi học trong tủ đồ chỉ có quần tây đen hoặc xanh đen và áo sơ mi. Những ngày đầu tiên mới vào Sài Gòn thì vẫn những bộ trang phục đậm chất quê ấy. Đến khi biết cách ăn mặc một xíu, biết điệu đà và hiện đại hơn một xíu thì 2 món ấy đổi thành jean và áo thun, và cho đến tận bây giờ, dù trong tủ đồ đã có thêm váy đầm các kiểu nhưng những món thường trực là jean và áo thun, sơ mi vẫn có có sẵn bất cứ khi nào mình cần, đơn giản là vì nó tiện lợi, dễ mặc và có độ bền cao. Trong bài chia sẻ hôm nay mình sẽ viết sâu hơn một xíu về xuất xứ của món thời trang mang tên “trang phục chưa bao giờ lỗi mốt này”, chủ đề QUẦN JEAN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT”

Quần jean có từ khi nào?

Chiếc quần jean mà bạn vẫn thường mặc hàng ngày được ra đời năm 1853, bởi một người thợ may tên Levi Strauss. Trong công cuộc người dân Mỹ  đổ xô đến California để tìm vàng, Levi cũng đến đây với mục đích bán canvas cho những người thợ đào vàng để làm lều trại.  Vào một ngày nọ, Levi nghe một người thợ mỏ than phiền về việc anh ta không tìm được một chiếc quần nào đủ bền để sử dụng cho công việc mà anh ta đang làm.

quan jean

Một ý tưởng mới xuất hiện, Levi đã dùng một ít vải may lều, cắt may thành những chiếc quần và nó đúng là những gì thợ mỏ ở đây cần. Chỉ trong một ngày, ông đã bán hết những chiếc quần mà ông may ra.

Sau đó qua sáng kiến của Jacob Davis – một thợ máy, ông đã đóng những đinh tán vào để đảm bảo hơn nữa độ bền ở những mối chỉ may và đến ngày 20 tháng 05 năm 1873, cả hai đã nhận được bằng sáng chế quần jean của Cục Sáng chế và Nhãn Hiệu Hoa Kỳ, và đây cũng chính là ngày ra đời chính thức của quần jean.

Quần jean được sản xuất như thế nào?

Quy trình chung để có một chiếc quần jean thành phẩm gồm 5 bước

Bước 1: Nhuộm và dệt

Sau khi bông(cotton) sau khi thu hoạch từ những cánh đồng sẽ được đóng thành kiện, hút chân không sau đó chuyển về nhà máy để làm sạch, gỡ rối và se thành chỉ khô. Một phần các sợi chỉ này sẽ mang đi nhuộm xanh bằng chàm tổng hợp, người ta sẽ nhuộm kỹ nhiều lần để các sợi bền màu. Sau đó mang cả sợi trắng lẫn sợ xanh vừa nhuộm đi dệt thành tấm vải bằng công nghệ chéo gồm các sợi chỉ được dệt theo chiều dọc (warp) và chiều ngang (weft)

Bước 2: Cắt

Vải sau khi dệt hàng thiện sẽ được đem trải phẳng, căng và thành nhiều lớp xếp lên nhau, dựa trên các bộ rập đã được thế kế sẵn theo từng mẫu, các chi tiết sẽ được đưa vào máy cắt theo rập. Thường thì mỗi loại vải đều có những bộ rập khác nhau dựa vào độ co rút khác nhau của từng loại sợi vải.

quan-jean

Bước 3: May (ráp)

Sau khi đã được may chi tiết, từng bộ phận của quần như thân trước, sau, túi đồng hồ, túi hậu. . .sẽ được thợ may ráp thành thành phẩm theo từng chuyền nhất định.

Bước 4: Wash, làm sờn

Sau khi may xong, những chiếc quần jean sẽ được mang đi giặt (wash) và làm sờn, mài thời trang hoặc nhuộm phủ màu, đây là công đoạn làm cho chiếc quần jean trở nên trở nên bụi bặm, sương gió đúng chất của nó.

Máy giặt công suất lớn và nước giặt gồm các hóa chất khác nhau để làm mềm vải, và giai đoạn làm sờn jean sẽ bị tác động mạnh làm cho dễ bị rách hoặc bung chỉ, nên sau công đoạn này, công nhân sẽ kiểm tra các lỗi mắc phải và sửa lại nếu được. Các quần mắc lỗi không sửa lại được sẽ bị thiêu hủy.

Bước 5: Giặt và sấy thành phẩm

Đây là công đoạn hoàn thiện gồm giặt và xử lý các màu nhuộm để quần jean bền màu hơn, sau đó làm khuy, đóng nút, ủi phẳng, gắn mác và đóng bao bì.

Dưới đây là video cụ thể về quá trình làm ra một chiếc quần jean, bạn xem để hiểu chi tiết hơn

How denim jeans are made?

  1. Những điều thú vị về quần jean mà bạn chưa biết
  • Trước đây quần jean có tên gọi là Waist Overall và sau này mới được gọi là quần jean (Waist Overall tạm dịch là quần yếm eo, là thuật ngữ ban đầu được sử dụng để chỉ những loại quần may bằng canvas hoặc denim có đinh tán, cao tới eo, giữ quần bằng dây qua vai móc với thắt lưng).
  • Quần jean được nhuộm màu chàm với mục đích chủ yếu là để che các vết bẩn và bụi
  • Quần jean nữ trước đây dây kéo nằm bên hông chứ không phải ở phía trước như hiện nay.
  • Mỗi kiện bông nặng 500 pound (226kg) có thể sản xuất trung bình khoảng 225 chiếc quần jean. Như vậy để sản xuất 1 chiếc quần jean trung bình mất 1kg bông thô.
  • Châu Á sản xuất hơn một nửa toàn bộ số quần jean được bán ra trên toàn thế giới.
  • Trung bình mỗi một người Mỹ sở hữu 7 chiếc quần jean. Mỗi năm có khoảng 450 triệu chiếc quần jean được bán ở Mỹ.
  • Tại Nhật Bản, bạn có thể thậm chí mua quần jean từ máy bán hàng tự động
  • Hàng năm có khoảng 20.000 tấn chàm được sản xuất với mục đích nhuộm màu cho quần jean.
  • Vào năm 2009, quần jean xanh bị cấm tại Triều Tiên. Nghe có vẻ vô lý, nhưng thực tế, ở Triều Tiên, mọi người chỉ được mặc quần jean màu đen. Họ không được mặc màu xanh bởi vì chính phủ Triều Tiên cho rằng quần jean xanh là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc.
  • Để tạo những chiếc quần jean rách, một hãng quần jean ở Nhật Bản là Zoo Jeans đã cho sư tử, hổ và gấu cắn, và cào quần jean. Để làm điều này, họ quấn quần jean vào lốp cao su rồi thả vào chuồng gấu, sư tử hay chuồng hổ.

Một chút khám phá nhỏ về chiếc quần jean dành cho bạn, mong bạn sẽ có được những thông tin thú vị từ bài chia sẻ này.

Lê Xinh – Chủ sáng lập Ju Store

———————————————
JU Store – KHO SỈ HÀNG XUẤT KHẨU